Ðậu có ít calories thường có nhiều nước. Một trăm gran đậu nấu chín cho 100-130 Calories và 7 gram chất đạm tương dương với số chất đạm trong 30 gram thịt động vật. Ðậu nẩy mầm có nhiều chất đạm hơn đậu nguyên hạt. Khi ăn pha đậu với các loại hạt, chất đạm của đậu có chất lượng tương đương với chất đạm động vật.Hạt đậu là nguồn dinh dưỡng rất phong phú, ngon mà lại rẻ tiền.
Tổng hợp các loại đậu
Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín
Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean.
Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean.
Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt.
Wax bean: đậu que trắng.
Đậu đũa – Yardlong bean bora – Long-podded cowpea – Asparagus bean – Pea bean – Snake bean – Chinese long bean – Thailand long bean – Long bean – Bodi – Boonchi.
Snap peas – Sugar snap peas: quả đậu có thể ăn sống (vỏ ít xơ và không sáp như English pea) hoặc tách hạt ăn khi chín.
Snow peas – Chinese peas: hạt đậu nhỏ và xếp thành hàng ở 1 bên của vỏ. Vỏ thì phẳng, rộng và mềm (dễ uốn cong). Được ăn cả quả.
Italian flat bean – Romano bean – Runner bean: quả Á hậu đậu chưa chín.
Dragon tongue bean: đậu lưỡi rồng hoặc quả đậu cúc chưa chín.
Edamame – Sweet bean – Vegetable soybean – Beer bean – Edible soybean: quả đậu nành Nhật chưa chín.
Các loại hạt đậu tròn
Đậu Hà Lan – Pea – Green pea – English pea: vỏ nhiều sáp và xơ, không thể ăn nên phải lột vỏ và ăn hạt.
Snap peas – Sugar snap peas: quả đậu có thể ăn sống (vỏ ít xơ và không sáp như English pea) hoặc tách hạt ăn khi chín.
Đậu gà – Chickpea.
Các loại hạt đậu bầu dục nhỏ
Đậu tương – Đỗ tương – Đậu nành – Soybean.Đậu trắng – Đậu dải trắng rốn nâu – Cowpea – Black eyed bean – Black eyed pea.
Đậu xanh – Mung bean.
Đậu đỏ – Xích tiểu đậu – Mễ xích – Azuki bean – Asuki bean – Adzuki bean – Aduki bean: mắt mầm kéo dài dọc thân.
Đậu đen – Black bean – Turtle bean – Frijole negro.
Đậu ván – Hyacinth bean – Indian bean – Lablab bean – Bonavist bean – Calavance – Seim – Fuji mame: giống đậu nành, mắt mầm nổi và kéo dài dọc thân.
Đậu triều – Pigeon pea (Cajanus cajan) – Gandule bean – Tropical green pea – Kadios – Congo pea – Gungo pea – Gunga pea: giống hạt đậu nành màu xanh lá.
Edamame: đậu nành Nhật màu xanh.
Bolita bean: màu kem.
Calypso bean – Yin yang bean – Orca bean: màu đen trắng.
Chili bean – Pink bean – Habichuelas Rosadas (spanish): màu hồng nâu.
Eye of the goat bean – Goat's eye bean: đậu mắt dê, màu nâu vân gỗ.
Red ball bean – Frijol bola roja: đậu bóng đỏ.
Navy bean – Haricot bean – White pea bean – Pearl haricot – Pea bean – Haricot blanc bean – Small white bean – Fagioli – Yankee bean - Boston bean: đậu hải quân, trắng.
Marrow bean: lớn hơn, thơm hơn Navy bean.
Vallarta bean: màu vàng xanh lá.
Yellow Indian woman bean: màu nâu nhạt.
Các loại hạt đậu hình thận to vừa và hơi dẹp giống đậu Lima
Đậu ngự – Christmas lima bean – Chestnut lima bean – Madagascar bean: hạt hình elip hơi tròn, dẹp, đường viền liền không phải đốm.
Lima bean: màu xanh hoặc trắng.
Jackson wonder lima bean: màu nâu.
Dermason bean: màu trắng dẹp, hình thận như đậu tây.
Các loại hạt đậu hình bầu dục vừa, giống đậu cúc – Fasolia bean
Pinto bean: nâu nhạt đốm nâu.Cranberry bean – Borlotti bean: hồng nhạt hoặc trắng đốm hồng.
Anasazi bean: đốm sữa.
Brown speckled cow bean: trắng đốm nâu đen.
Great Northern bean: màu trắng.
Maicoba bean – Mayocoba bean – Peruvian bean – Azufrado bean – Peruano bean – Canaria bean – Canario bean: màu kem hơi vàng.
Mortgage runner bean – Mortgage lifter bean: giống Great Northern bean nhưng tròn, ngắn hơn.
Rattlesnake bean: màu nâu nhạt hơn Pinto bean.
Tongues of fire bean: nâu nhạt hơn Pito bean đốm nâu.
Steuben yellow bean – Steuben yellow eye bean – Butterscotch calypso bean – Molasses face bean – Maine yellow eye: nửa trắng nửa nâu.
Swedish brown bean: màu nâu.
Tepary bean – Tapary bean – Moth dal: giống viên sỏi, màu từ nâu nhạt đến nâu đậm.
Các loại hạt đậu hình thận giống đậu tây
Đậu tây thường – Đậu tây đỏ – Đậu đỏ dài – Red kidney bean.
Đậu tây đốm (sáng/đỏ) (dài) – (Long shape) (Light/red) speckled kidney bean.
Đậu tây trắng – White kidney bean – Cannellini bean – Fazolia bean – Lingot bean.
Appaloosa bean: nửa đen nửa trắng.
Bayo bean: nâu.
Soldier bean – Red eye bean: mắt đỏ.
Flageolet bean – Fayot bean: trắng, xanh lá nhạt
Á hậu đậu – Scarlet runner bean – Multiflora bean: khi trưởng thành có màu chuyển từ đen sang nâu đến tím.
Tolosana bean – Spanish Tolosana bean – Prince bean: đốm nâu đỏ.
Trout bean – Jacob's cattle bean – Forellen bean: trắng đốm tím hồng.
Các loại hạt đậu gạo
Black Rice Bean: đậu gạo đen.
Green Rice Bean: đậu gạo xanh.
Các loại hạt đậu khác
Đậu lăng – Lentil: hạt tròn dẹp nhỏ.
Lupin bean – Lupini bean: giống hạt bắp, dẹp.
Đậu răng ngựa – Broad bean – Fava bean – Habas – Horse bean – Foul: hạt tròn dẹp lõm ở giữa mặt bên, màu xanh nhạt hoặc nâu nhạt.
Sator bean: giống hạnh nhân xanh lá.
Snail bean: hình xoắn giống vỏ ốc.
Cách chế biến
Người Bắc Mỹ và người Âu ít chú ý đến các loại đậu (legumes) vì nấu các đậu này mất nhiều thì giờ, phải ngâm đậu rồi mới nấu. Ðể khỏi mất thì giờ, dùng đậu chế biến nấu sẵn để trong hộp rất tiện lợi: chỉ việc đổ bớt nước mặn trong đậu, rửa đậu cho bớt mặn rồi nấu.Nhưng người Nam Mỹ và Á Châu xem các loại hạt đậu là một thành phần quan trọng của lương thực. Ở Châu Mỹ La Tinh, từ Mễ Tây Cơ xuống đến Trung Mỹ, Nam Mỹ, đâu đâu cũng thấy có đậu đen và đậu đỏ (black and red beans) trong các bữa ăn. Ở Ấn Ðộ, đậu lăng (lentil) được ăn trộn với gạo và rất phổ biến. Nhật Bản có loại đậu màu nâu gọi là azuki được ăn với cơm. Ở Trung Hoa và Nhật Bản, Việt Nam đậu nành rất thông dụng trong việc chế tạo tương và chao, tầu hũ.
Ðậu tươi không cần nhiều thời gian để nấu, nhưng khi đã được phơi khô thì cần nấu lâu hơn. Ðể thu ngắn thời gian nấu, ta có thể ngâm đậu trong nước nóng vài giờ cho đậu thấm nước và mềm hơn. Nước ngâm đậu có thể dùng để nấu món ăn cho thêm hương vị. Hạt đậu nấu chín có thể ăn khi còn nóng hay để nguội. Có thể nấu đậu với thịt, cá hoặc với các loại rau khác. Ðậu nấu chín cũng có thể cho thêm gia vị, nghiền nát rồi quệt vào bành mì kẹp để ăn.
Các món ăn
Trên thị trường, có đậu tươi, đậu khô, đóng hộp hoặc đông lạnh. Mỗi thứ có một hương vị độc đáo, một hình dáng riêng biệt và cách nấu nướng cũng khác nhau.
Ðậu đỏ thường nấu chung với gạo, với thịt (styew), làm xà lách hoặc dùng trong món chili. Ðậu này cũng giống như đậu hình trái cật (kidney bean) là loại rất ngon để làm chilies, nấu súp, stew ninh với thịt.
Ðậu lima có màu trắng kem hoặc xanh nhạt, hạt nhỏ, hình trái thận. Ðậu này thường dùng để nấu súp, làm xà lách, làm món succotash hoặc hầm với thịt gà. Hầu hết đậu lima đều được đóng hộp, làm đông lạnh trước khi tung ra thị trường.
Ðậu Pinto màu cam, hình bầu dục dùng nhiều trong món Mexicain rice hoặc để hầm với các loại thịt.
Ðậu đen hạt nhỏ, đen bóng ta dùng để nấu chè đường, nấu súp hoặc ninh với thịt.
Ðậu Adzuki hạt nhỏ, mẫu đỏ bóng loáng dùng làm xà lách, nhồi gà vịt, nấu súp hoặc ninh với thịt.
Ðậu nành hạt nhỏ màu vàng hoặc hơi đen làm đậu hũ, tương và nhiều loại thực phẩm rất ngon khác.
Theo Plant-Aholic
0 nhận xét:
Đăng nhận xét